 |
Ảnh minh họa |
Đề án đã đưa ra các chỉ tiêu cụ thể nhằm tiếp tục nâng cao nội
lực của nền kinh tế, tăng cường chủ động và chuyên nghiệp trong việc thực hiện
các công việc liên quan đến xếp hạng tín nhiệm quốc gia; đồng thời bảo đảm thực
hiện một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu như sau: Phấn đấu đạt tốc độ tăng
trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm trong giai đoạn
2011-2020; đến năm 2020 GDP theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm
2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD.
Đồng thời, tiếp tục
xử lý tốt mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa tiết kiệm và đầu tư; có
chính sách khuyến khích tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển. Tỷ trọng đầu tư
toàn xã hội duy trì trong khoảng từ 33-35% GDP, đồng thời nâng cao hiệu quả đầu
tư công, phấn đấu đưa chỉ số ICOR về mức trung bình so với các nước có cùng mức
xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
Tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu hàng hóa bình quân 11 – 12%/năm trong giai đoạn 2011 – 2020, trong đó
giai đoạn 2011 – 2015 tăng trưởng bình quân 12%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 tăng
trưởng bình quân 11%/năm. Giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu ở
mức dưới 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015 và tiến tới cân bằng cán cân
thương mại vào năm 2020.
Chỉ số giá tiêu
dùng tăng khoảng 5%-7% vào năm 2015 và được tiếp tục duy trì ở mức hợp lý trong
giai đoạn 2016-2020.
Bên cạnh đó, phấn đấu
giảm thâm hụt cán cân vãng lai, ổn định cân bằng cán cân thanh toán quốc tế và
tiến tới thặng dư; tăng mức dự trữ ngoại hối nhà nước đạt ít nhất 12 tuần nhập
khẩu, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và đạt mức mức trung bình so với các nước
có cùng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
Tỷ lệ bội chi ngân
sách nhà nước giảm xuống dưới 4,5% GDP vào năm 2015 và khoảng 4% GDP trong giai
đoạn 2016-2020.
Ngoài ra, nợ công (bao gồm nợ chính phủ, nợ được
chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền
địa phương) đến năm 2020 không quá 65% GDP, trong đó dư nợ Chính phủ không
quá 55% GDP; nợ nước ngoài
của quốc gia không quá 50% GDP.
Bảo đảm ổn định kinh
tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế
Một trong những giải pháp chủ yếu để thực
hiện mục tiêu trên là phải bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của
nền kinh tế. Cụ thể là thực hiện chính
sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt; thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ,
hiệu quả; thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của nhà nước đối
với một số hàng hoá, dịch vụ thiết yếu.
Trong đó, Việt
Nam sẽ thực hiện các
giải pháp khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức tín dụng ưu tiên vốn tín dụng phục
vụ các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ
trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và các dự án
hiệu quả, đồng thời kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay các lĩnh vực không khuyến
khích ở mức độ hợp lý và hạn chế nợ xấu.
Đồng thời, cơ cấu lại chi
ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, chú
trọng phát triển kinh tế "xanh", đảm bảo quốc phòng, an ninh,
thực hiện đầy đủ các cam kết về nghĩa vụ trả nợ; đổi mới cơ cấu chi ngân sách
nhà nước theo hướng tăng cường đầu tư cho con người, gắn với nâng cao hiệu quả
sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; rà soát, sắp xếp lại danh mục đầu tư,
kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, tập trung vốn cho các dự án
cấp thiết, sớm hoàn thành, ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực, dự án có tác động
lan tỏa cao, tạo ra tiền đề để tái cơ cấu nền kinh tế.
Bên cạnh đó, thực
hiện cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với các mặt hàng
nhà nước định giá, kiểm soát giá; tăng cường kiểm tra, kiểm soát các yếu tố
hình thành giá đối với hàng hoá, dịch vụ độc quyền, sản phẩm công ích. Tôn
trọng quyền tự định giá, thoả thuận giá, cạnh tranh về giá của các tổ chức, cá
nhân sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật. Công khai, minh bạch giá các hàng
hóa, dịch vụ, đi đôi với các giải pháp hỗ trợ hợp lý cho sản xuất gặp khó khăn
và thực hiệc chính sách an sinh xã hội trong từng giai đoạn.
Xây dựng và thực
hiện các giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu thông qua việc
tăng cường xúc tiến thương mại để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đổi mới
công nghệ, tiết kiệm năng lượng, vật tư, giảm chi phí đầu vào, nâng cao sức
cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.
Thanh Hoài
3,502
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN