Nghị quyết nhấn mạnh: “Bảo đảm
đến 31/12/2013 hoàn thành căn bản việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần
đầu trong phạm vi cả nước”.
Nghị quyết cũng nhắc lại việc
“tập trung xây dựng, trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự án luật
Đất đai (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 4”.
 |
Ảnh: Minh Thăng
|
Tuy dự án luật Đất đai (sửa
đổi) đã được đề cập trong Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh,
nhưng đây là vấn đề quan trọng, có yêu cầu bức thiết từ thực tiễn cuộc sống,
Thường vụ QH nhắc lại để “một mặt khẳng định cam kết của Bộ trưởng TN-MT, Phó
Thủ tướng trước Quốc hội, mặt khác yêu cầu Chính phủ khẩn trương, tích cực chỉ
đạo, chuẩn bị dự án luật để trình QH đúng tiến độ đã định”.
Nghị quyết cũng chỉ rõ trách
nhiệm phối hợp giải quyết các vụ khiếu kiện về đất đai của Bộ trưởng TN-MT, Tổng
Thanh tra Chính phủ và Chủ tịch UBND các cấp.
Quản lý cán bộ tập đoàn
Đối với Bộ trưởng KH-ĐT, Nghị
quyết nhắc nhở “hoàn thiện và tổ chức thực hiện có kết quả Đề án tái cơ cấu đầu
tư công; đẩy nhanh việc giải ngân gắn với quản lý chặt chẽ các nguồn đầu tư từ
ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc
gia, vốn ODA; xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư vốn
của Nhà nước vào các doanh nghiệp; xử lý đồng bộ các vấn đề về cơ chế chính
sách, phân cấp quản lý, huy động nguồn lực, bảo đảm tăng cường chất lượng, hiệu
quả sử dụng vốn và giải quyết các bất cập, yếu kém trong đầu tư công”.
Bộ KH-ĐT cũng phải hoàn thiện cơ
chế chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực tam nông.
Đặc biệt, Bộ trưởng KH-ĐT phải
hoàn thiện thể chế và cơ chế pháp lý về quản lý các tập đoàn, tổng công ty nhà
nước, tập trung vào các vấn đề về đại diện chủ sở hữu; phân cấp và làm rõ trách
nhiệm quản lý giữa các cơ quan quản lý tổng hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh
vực và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước
để đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; cơ chế giám sát tài chính đối
với tập đoàn, tổng công ty nhà nước (bao gồm cả giám sát từ bên ngoài và giám
sát nội bộ).
Đặc biệt quan trọng là quy định
về nhiệm vụ, tổ chức, cán bộ của từng tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Bộ KH-ĐT cũng phải tăng cường
giám sát, kiểm tra, cơ cấu lại, xử lý các tồn tại ở các tập đoàn, tổng công ty
nhà nước; xác định lộ trình thoái vốn đầu tư ra ngoài ngành kinh doanh chính của
các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Chống độc quyền điện, xăng,
dầu
Bộ trưởng Công thương phải thực
hiện các giải pháp đồng bộ thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh; thực hiện
chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa thận trọng, linh hoạt; từng bước hạ
lãi suất tín dụng, tăng tín dụng ở mức hợp lý; cơ cấu lại nợ và tập trung giải
quyết nợ xấu; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn tín dụng, tìm kiếm thị
trường tiêu thụ sản phẩm, xử lý hàng tồn kho, kích thích tổng cầu của nền kinh
tế.
Bộ Công thương cũng phải có lộ
trình thực hiện thị trường cạnh tranh, chống độc quyền, nhất là đối với các sản
phẩm điện, xăng, dầu, than, vật tư cho sản xuất nông nghiệp.
Bộ trưởng Công thương cũng phải
khẩn trương rà soát quy hoạch ngành điện và quy hoạch phát triển thủy điện; loại
bỏ hoặc dừng các dự án không đạt các tiêu chí xã hội, môi trường, an toàn, chất
lượng, hiệu quả; tiếp tục kiểm tra, xử lý bảo đảm an toàn các công trình thủy
điện; rà soát, giải quyết dứt điểm, bổ sung các chính sách hỗ trợ cho nhân dân
vùng tái định cư các công trình thủy điện, bảo đảm nâng cao đời sống, giảm nghèo
nhanh, bền vững.
Ngăn chặn nạn mãi lộ
Bộ trưởng Công an được nhắc nhở
tăng cường công tác phòng, chống tội phạm, nhất là các tội xâm phạm an ninh quốc
gia, tham nhũng, ma túy, các loại tội phạm nguy hiểm khác.
Bộ Công an cũng phải phòng ngừa,
ngăn chặn nạn mãi lộ, xây dựng lực lượng công an trong sạch, vững mạnh.
Nghị quyết về chất vấn và trả lời
chất vấn của kỳ họp này được QH thông qua chiều nay (21/6) với tỉ lệ tán thành
là 95,99%.
Chung Hoàng