Trung tướng Phạm Quý Ngọ cho rằng, các phương tiện xe đua trái phép nếu tịch thu rồi đem bán đấu giá thì tính răn đe vẫn chưa cao.
Ngày 23/2, trao đổi với báo chí về chế tài xử phạt
người đua xe trái phép và xử lý xe đua, trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ
trưởng Bộ Công an cho rằng, với xe đua trái phép nếu chỉ giữ, xử phạt
hành chính rồi trả lại thì "như bắt cóc bỏ đĩa, không giải quyết được
vấn đề". Bộ Công an có quan điểm bất kỳ phương tiện nào, dù là mượn của
người khác khi tham gia đua trái phép thì phải bị tịch thu và tiêu hủy.
 |
Trung tướng Phạm Quý Ngọ trả lời báo chí ngày 23/2. Ảnh: Thái Thịnh.
|
Theo Thứ trưởng Ngọ, khi bị tiêu hủy, giữa cá nhân và
gia đình người cho mượn xe bị tịch thu sẽ có trách nhiệm với nhau. Do số
tài sản vi phạm không lớn, nếu tịch thu rồi đem bán đấu giá thì tính
răn đe vẫn chưa cao.
Trước đó, trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Giao thông
Vận tải Đinh La Thăng cho biết, đề xuất tịch thu xe đua đã nhận được ủng
hộ của các ban ngành, song việc tiêu hủy xe chưa nhận được đồng tình
của dư luận.
Còn theo Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh,
hiện nay việc xử lý đua xe gặp nhiều khó khăn vì quyền sở hữu tài sản đó
không mang tên người vi phạm. "Nếu Chính phủ cho phép UBND TP Hà Nội,
công an hay tòa án tịch thu phương tiện đua xe trái phép, tôi hứa địa
bàn này sẽ không còn đua xe nữa...", tướng Nhanh quả quyết.
Theo dự thảo nghị định sửa đổi nghị định 34
về xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ, người tổ chức
đua xe hoặc đua xe máy, ôtô và chống người thi hành công vụ sẽ phải chịu
mức phạt cao nhất tới 40 triệu đồng và bị tịch thu xe; người cổ vũ,
kích động đua xe cũng phải chịu mức phạt tới 20 triệu đồng. |
Thái Thịnh
4,287
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN