Đại biểu Hồ Thị Thủy phàn nàn, lãnh đạo công đoàn là người làm công ăn lương trong cơ quan, doanh nghiệp. Do đó, thật khó để họ đứng ra bảo vệ quyền lợi người lao động mỗi khi có tranh chấp.
Còn theo đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai), Luật công đoàn cần điều chỉnh theo hướng phải là chỗ dựa cho người lao động. Một trong các biện pháp tốt nhất là tăng cường tham vấn đối thoại với người lao động.
Chú thích ảnh: Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng): Đề nghị công đoàn tham gia giám sát bữa ăn ca cho người lao động. Ảnh: Minh Thăng
Gây tranh luận nhiều nhất là về quyền gia nhập và hoạt động công đoàn của lao động người nước ngoài.
Trong văn bản giải trình của ban soạn thảo, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng cho hay, đây là vấn đề mới.
Khi đất nước đang mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời kéo theo hàng chục ngàn người là chuyên gia, lao động kỹ thuật và lao động phổ thông đang làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hoặc đang làm việc tại các doanh nghiệp của Việt Nam.
Trong thực tế quan hệ lao động giữa người lao động là người nước ngoài với người sử dụng lao động cũng bắt đầu có những phát sinh mâu thuẫn, nhưng chưa có tổ chức công đoàn để bảo vệ họ. Vì vậy, vấn đề kết nạp người lao động là người nước ngoài vào tổ chức Công đoàn Việt Nam cũng cần được xem xét.
Chẳng hạn, theo đại biểu Phạm Hồng Phong (Hải Dương), vì trong điều kiện quản lý nhà nước về lao động nhập cư ở nước ta còn hạn chế, chưa nên mở rộng đối tượng gia nhập và hoạt động công đoàn tới người lao động nước ngoài để đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.
Đại biểu Châu Thị Thu Nga (Hà Nội) lo ngại, nếu cho phép người nước ngoài được tham gia công đoàn dễ dẫn đến nguy cơ làm cho tình hình an ninh, chính trị thêm phức tạp.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng, nên giao Chính phủ quy định theo từng thời điểm. 4.000 cuộc đình công: công đoàn đều đứng ngoài
Liên quan đến quyền và trách nhiệm của công đoàn với đình công, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về việc công đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội nhưng lại tổ chức và lãnh đạo đình công.
Theo đại biểu Châu Thị Thu Nga, quy định này không có gì mới. Vì nếu không giao công đoàn, sẽ không thể giao cho tổ chức nào khác.
Bộ luật Lao động năm 1994 quy định người lao động có quyền đình công và để cuộc đình công hợp pháp thì phải do công đoàn tổ chức và lãnh đạo. Việc quy định quyền này của tổ chức công đoàn là để thống nhất với quy định của luật Lao động.
Tuy nhiên, từ năm 1995 đến nay cả nước đã xảy ra hơn 4.000 cuộc tranh chấp lao động tập thể - đình công và tất cả các cuộc tranh chấp lao động tập thể - đình công đều tự phát và không đúng trình tự quy định của pháp luật.
Như giải thích của ông Đặng Ngọc Tùng, để công đoàn có thể tổ chức và lãnh đạo đình công được thì cũng phải qua rất nhiều thủ tục phức tạp. Thực tế hơn 4.000 cuộc đình công cho thấy tất cả đều chưa qua trình tự, thủ tục bắt buộc đầu tiên là Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động cấp huyện. Do đó, Công đoàn chưa thể tổ chức và lãnh đạo đình công.
Nhưng theo bà Châu Thị Thu Nga, hầu hết cán bộ công đoàn cơ sở là người làm công ăn lương, phụ thuộc vào chủ doanh nghiệp nên khó có chuyện họ sẽ đứng ra lãnh đạo người lao động đình công. Do đó, ban soạn thảo nên nghiên cứu quy định cụ thể vấn đề này để quyền lợi của người lao động thực sự được bảo đảm.
- Nhấn mạnh việc tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm về sử dụng đất đai, Quốc hội cũng hối thúc Chính phủ khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi Luật đất đai để sớm trình thời gian tới.
2 nhân chứng có vai trò đặc biệt quan trọng vì họ là những người đầu tiên tiếp cận đám cháy, nhiệt tình cứu chữa và đóng vai trò đắc lực trong việc đưa nhà báo Hoàng Hùng đi cấp cứu.
TTO - Sáng 22-11, TAND quận Cái Răng, TP Cần Thơ xét xử vụ ông Huỳnh Thanh Thắng, phó Phòng Tư pháp huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, cướp súng, xô xát với CSGT đang làm nhiệm vụ vào ngày 26-7 về tội "chống người thi hành ...
Bốn đêm "đi hoang" và “ngỏ cửa” cho 5 anh quan hệ tình dục với mình, cô bé Phạm Thị Trúc H (SN 1992, ngụ thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) đã lập một “kỷ lục buồn” khi đưa đủ 5 anh chàng ham hố này vào tù vì ...
Chiều nay (22/11), dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Quốc hội Khóa XIII, Kỳ họp thứ 2 thông qua Nghị quyết về kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2011-2015 và quy hoạch sử dụng đất giai đoạn ...
Nghi can vừa bị bắt giữ là bà Trần Thị Nga (SN 1952, ở phường Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội), mẹ đẻ của chị Trần Thanh Hương, chủ căn hộ 1203, CT1 Linh Đàm, phường Đại Kim, Hoàng Mai.
(TNO) Trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình cho biết Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng xem xét gia hạn nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn ...
(TNO) Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, quy hoạch sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất phù hợp với quy hoạch sân golf trong cả nước đến năm 2020 và đúng với chủ trương đã được các cấp có thẩm quyền cho phép ...
Một ngày trước khi phiên tòa xem xét đề nghị xin giảm án của Phan Hà Bình (nguyên phó tổng thư ký tòa soạn báo Tiền phong) diễn ra, bị cáo đã rút đơn kháng cáo, chấp nhận hình phạt 7 năm tù.
(ĐVO) Một số ĐBQH cho rằng, nếu xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp sẽ dẫn tới tình trạng đương sự chạy tìm kết luận giám định theo ý của mình, “sẽ không khác gì mua bán công lý”.
Ngày 17/11, TAND tỉnh Lâm Đồng mở phiên phúc thẩm vụ án Nguyễn Ngọc Thắng “cố ý gây thương tích” cho anh Quách Đình Trung nhân viên xung kích bảo vệ Vườn Quốc gia Cát Tiên. Tuy nhiên, khi phiên tòa khép lại thì dư luận địa ...
- Sau chất vấn, Quốc hội phải ra được nghị quyết, ghi lại giải pháp mà bộ trưởng hứa để sau này giám sát - đại biểu Lê Thanh Vân (Hải Phòng), nguyên phó Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp trao đổi trước phiên chất vấn.