Theo Nghị quyết vừa được thông qua sáng
nay (12/11), từ 16 CTMTQG của giai đoạn 2011-2015, QH đã rút xuống chỉ còn 2
chương trình là xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.
Đa số các ĐBQH tán thành với quyết định
trên là do mục tiêu của 16 chương trình quá rộng, bố trí nguồn lực chưa bảo đảm,
tổ chức thực hiện có những hạn chế, dẫn đến hiệu quả thực hiện nhiều chương
trình chưa cao.
Do vậy, việc tổ chức lại và lựa chọn 2
CTMTQG là xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững là chủ trương đúng đắn,
nhằm giải quyết những vấn đề có tầm quốc gia và cũng là những nhiệm vụ hết sức
cấp thiết hiện nay.
Việc lựa chọn này sẽ tập trung được nguồn
lực, khắc phục được sự dàn trải và tạo điều kiện để tổ chức có hiệu quả các
CTMTQG.
Tuy nhiên, đối với các CTMTQG của giai
đoạn trước thì không loại bỏ hoàn toàn, mà rà soát, sắp xếp bố trí hợp lý ở 37
dự án thành phần vào 21 chương trình mục tiêu với quy mô hợp lý hơn nhằm tổ chức
thực hiện có hiệu quả.
Đồng thời, 37 dự án thành phần này sẽ tiếp
tục được QH giao Chính phủ rà soát để loại bỏ các mục tiêu, nhiệm vụ trùng lặp
với mục tiêu, nhiệm vụ của CTMTQG xây dựng nông thôn mới, CTMTQG giảm nghèo bền
vững, bảo đảm thực hiện chương trình hiệu quả.
Ưu
tiên đầu tư cho địa bàn đặc biệt khó khăn
Mục tiêu cụ thể của CTMTQG xây dựng nông
thôn mới đến năm 2020 số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%; không còn
xã đạt dưới 5 tiêu chí.
Còn với giảm nghèo bền vững thì tỉ lệ
nghèo cả nước bình quân giảm 1,0-1,5%/năm; riêng các huyện nghèo, các xã đặc biệt
khó khăn giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016-2020.
Nghị quyết cũng yêu cầu bố trí ngân sách
Nhà nước để thực hiện Chương trình. Theo đó, tổng mức vốn thực hiện từ ngân
sách tối thiểu là 193.155,6 tỉ đồng để xây dựng nông thôn mới. Trong đó ngân
sách Trung ương 63.155,6 tỉ đồng và ngân sách địa phương 130.000 tỉ đồng.
Còn với giảm nghèo bền vững, tổng mức vốn
thực hiện từ ngân sách tối thiểu là 46.161 tỉ đồng, trong đó ngân sách Trung
ương là 41.449 tỉ đồng, ngân sách địa phương là 4.712 tỉ đồng.
Trong quá trình điều hành, Chính phủ tiếp
tục cân đối ngân sách Trung ương để có thể hỗ trợ thêm cho các Chương trình và
có giải pháp huy động hợp lý mọi nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước để thực hiện.
QH cũng đưa ra nguyên tắc phân bổ vốn
ngân sách Trung ương hỗ trợ Chương trình là ưu tiên cho các xã đặc biệt khó
khăn, xã biên giới, an toàn khu, xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các huyện
nghèo...
Về cơ chế quản lý, điều hành, Thủ tướng
Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện CTMTQG cấp Trung ương do một Phó Thủ
tướng Chính phủ làm Trưởng ban. Bộ KH&ĐT là cơ quan tổng hợp 2 Chương
trình; Bộ NN&PTNT là cơ quan chủ trì CTMTQG xây dựng nông thôn mới; Bộ
LĐTB&XH là cơ quan chủ trì CTMTQG giảm nghèo bền vững; Ủy ban Dân tộc và
các bộ, ngành có liên quan là thành viên Ban Chỉ đạo.
Ở địa phương, công tác tổ chức, điều
hành cũng thực hiện tương ứng như ở cấp Trung ương theo ngạch dọc.
Thành Chung
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ
16,835
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN